Đau chân |
Khi bàn đến những chấn thương do tập thể dục thể thao, bước đầu tiên bạn cần là đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nên làm thế nào với chấn thương của mình vì tập thể dục với một cơn đau mãn tính có thể rất nguy hiểm và biến một vấn đề tạm thời trở thành một mối nguy vĩnh viễn.
1. Đừng thực hiện bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến phần cơ thể bị thương:
Đạp xe |
Bạn không thể đạp xe nếu bị thương ở đầu gối hay ở chân, nhưng không có lí do gì bạn không thể tiếp tục việc tập luyện với phần thân trên của cơ thể. Bạn nên thay đổi chương trình tập sao cho vẫn có thể thực hiện các bài tập trong khi ngồi hoặc nằm để không đặt quá nhiều áp lực lên các khớp hay cơ bắp bị thương.
Đau cổ tay |
Nếu bạn bị chấn thương ở phần thân trên của cơ thể, chẳng hạn như vai hoặc khuỷu tay, tại sao lại không tập trung vào các bài tập cho phần dưới cơ thể? Bạn có thể thay đổi bằng cách thực hiện các bài tập không đặt trọng lượng lên đôi cánh tay hay vai và đơn giản nhất là kết hợp với các dụng cụ thể dục không ảnh hưởng đến phần thân trên của cơ thể.
Nếu bị đau, hãy ngưng tập
Điều này có vẻ đơn giản và quen thuộc nhưng có khi bạn vẫn tiếp tục tập bất chấp cơ thể đã “lên tiếng” báo động. Thậm chí khi bạn đã theo chương trình tập do bác sĩ đề ra nhưng nếu thấy đau ở khớp hay bất kì đâu, bạn nên dừng ngay lập tức.
Bạn có thể chọn giải pháp chuyển sang bài tập khác không gây đau hoặc bạn có thể ngưng tập hoàn toàn. Dù bằng cách nào, học cách lắng nghe cơ thể vẫn là chiếc chìa khóa thần kì giúp bạn tránh những chấn thương và cơn đau không mời mà tới.
Làm theo lời khuyên của bác sĩ
Bác sĩ cho lời khuyên |
Nếu bạn đang quyết tâm tập thể dục, hãy hỏi ý kiến bác sĩ những hoạt động nào mà bạn có thể thoải mái thực hiện mà không gây thêm chấn thương cho cơ thể. Bác sĩ có thể khuyến cáo một liệu pháp vật lý giúp bạn xác định những bài tập bạn có thể thực hành, vừa giúp bạn chữa lành chấn thương vừa tăng cường sự khỏe mạnh cho phần còn lại của cơ thể.
Phòng ngừa chấn thương
Găng tay bảo vệ cổ tay |
Sự phòng ngừa vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu khi muốn hạn chế chấn thương. Bạn phải thực hiện thât chuẩn xác từng động tác nhằm tránh những chấn thương không đáng có.
Một cách khác để ngăn ngừa xảy ra thương tích là tránh tập quá sức. Khi cơ bắp của bạn mệt mỏi, chúng “sẽ thực hiện một việc tồi tệ đó là bảo vệ các mô liên kết của chúng, tăng nguy cơ tổn hại cho xương, sụn, gân và dây chằng."
Để bảo vệ mình tốt hơn trước chấn thương, bạn phải lên lịch tất cả chương trình tập luyện của mình. Tăng cường sức mạnh cho TẤT CẢ các nhóm cơ bắp sẽ giảm bớt sự mất cân bằng vì sự mất cân bằng là nguyên nhân khiến các cơ bắp khác của cơ thể phải trả giá.
Nhận biết một chấn thương nghiêm trọng
Đau cổ |
Trước tiên, không bao giờ bỏ qua hiện tượng “đau khớp, đặc biệt là các khớp ở đầu gối, mắt cá chân, vai, khuỷu tay và cổ tay." Cơn đau ở các nơi này thường bắt nguồn từ các khớp hơn là từ cơ bắp và có thể là dấu hiệu của một cái gì đó nghiêm trọng.
Nếu bạn bị sưng trong khớp, phạm vi hoạt động sẽ bị giảm và khớp cũng bị cứng.Lúc này bạn nên so sánh cả hai bên của cơ thể. Nếu hoạt động của một bên khác biệt so với bên còn lại, có thể bạn đang bị sưng khớp.
Và cuối cùng, bạn hãy hết sức chú ý đến hiện tượng bị tê hoặc ngứa ran trong cơ thể. Điều này có thể là dấu hiệu của sự chén ép dây thần kinh và là khúc dạo đầu của một chấn thương nghiêm trọng sau đó.
Trong thời gian chờ đợi bác sĩ, bạn cũng có thể tự sơ cứu cho mình với một phương pháp nhỏ là R.I.C.E. (Rest, Ice, Compression và Elevation). Bạn nên dừng ngay những gì bạn đang tập (Rest) và sau đó chườm một túi đá (Ice) trên vết thương trong khoảng 15 hoặc 20 phút, chờ khi vùng bị thương đã đủ ấm trở lại mới tiếp tục chườm đá tiếp. Sử dụng băng cứu thương để băng bó vùng bị thương (có thể giúp giảm sưng) (Compression).. Sau đó, hãy nâng cao vùng bị thương (Elevation) để những người khác biết bạn đang bị thương và giúp đỡ bạn ngay khi cần thiết.
Khi nào KHÔNG NÊN tập thể dục
Tập thể dục tốt cho sức khỏe, nhưng có những lúc tập thể dục lại là điều bạn không nên làm vì có thể gây tác dụng ngược. Không bao giờ tập thể dục khi:
Bị sốt |
-Bị sốt. Tập thể dục có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn, thậm chí có thể cao hơn đến mức dẫn đến say nắng. Cơn sốt cho thấy cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng, do đó, hãy dành hết năng lượng để nghỉ ngơi để mau bình phục.
-Bị ho dai dẳng. Điều này có thể làm giảm diện tích phổi của bạn và làm hơi thở khó khăn và cơn ho cũng cho thấy đường hô hấp đang bị nhiễm trùng.
-Bị buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy dẫn đến mất nước. Bạn nên tránh tập thể dục cho đến khi bạn đã hoàn toàn hồi phục và các triệu chứng này biến mất hoàn toàn.
-Bạn có một căn bệnh mãn tính hoặc đang bệnh nghiêm trọng. Hãy chắc chắn bác sĩ cho phép bạn trước khi bắt đầu tập luyện.
Khi nào NÊN tập thể dục
Nếu bạn đang cảm thấy mình không khỏe nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào như đã đề cập ở trên, thì bạn có nên tập thể dục hay không? Điều này tùy thuộc vào bạn. Sau đây là một số trường hợp tập thể dục có thể giúp bạn thấy khá hơn thay vì làm bạn tổn thương:
stress |
-Bị cảm lạnh. Nếu bạn không bị sốt thì tập thể dục khá tốt đối với bệnh cảm lạnh thông thường. Nghiên cứu cho thấy không có khác biệt nào trong khi tập thể dục giữa lúc ta đang bệnh với khi ta khỏe mạnh.
-Đau cơ trễ (Delayed Onset Muscle Soreness-DOMS) thường xảy ra ở người mới tập hoặc người tập quá hăng say, mạnh mẽ. Tuy DOMS được xem là một loại chấn thương, nhưng không có nghĩa là bạn không thể tiếp tục tập. Trong thực tế, tập thể dục thực sự có thể làm bạn thấy khá hơn.
-Stress. Nếu cuộc sống của bạn quá căng thẳng và không thể tìm thấy thời gian để làm tất cả mọi thứ bạn cần làm thì tập thể dục có thể là việc cuối cùng mà bạn nghĩ đến trong núi việc của mình. Nhưng, các chuyên gia đồng ý tập thể dục là một trong những biện pháp tốt nhất giải tỏa sự căng thẳng. Khi bạn tập thể dục là khi bạn sản xuất ra một cảm giác hạnh phúc và thư giãn.
Vì vậy, hãy bắt đầu tập luyện ngay khi có thể!
HLV Lê Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét