Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Cách Chọn Rau, Trái Cây Cho Tết- HLV Thể Hình Cá Nhân



Bữa ăn ngày tết với nhiều thịt, cá sẽ dễ ngán và đầy bụng. Các món chế biến nhiều rau tươi giúp bữa ăn thêm ngon và dễ tiêu hoá, kèm trái cây tráng miệng bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cơ thể, nhờ đó có thể vui tết trọn vẹn hơn.

Trái cây tươi
 Để hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và nhận được nhiều nhất các dưỡng chất từ thực phẩm là rau, trái, việc chọn mua, bảo quản và chế biến cần được chú ý.

Thận trọng rau, trái tươi ngon bất thường

Nên chọn rau, trái theo mùa vì nhiều dưỡng chất và rẻ. Hơn nữa, trồng theo mùa sẽ dễ dàng phát triển mà không cần nhiều phân bón hay hoá chất bảo vệ thực vật.Các loại rau, trái trái mùa thường đắt và có thể chứa nhiều hoá chất.

Chọn loại rau, trái còn nguyên, màu sắc tự nhiên, cầm chắc nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa. Rau, trái nội địa sẽ rẻ và tươi, ít sử dụng chất bảo quản. Đối với trái cây ngoại nhập, nên mua ở những cửa hàng uy tín, được bảo quản mát.

Muốn biết trái cây có tươi không, hãy quan sát phần cuống. Nếu cuống trái cây còn tươi xanh thì khi dùng tay kéo nhẹ, cuống sẽ vẫn dính chặt vào phần trái. Trái cây có vỏ như cam, bưởi, quýt, chuối, thanh long… sẽ an toàn hơn trái không bỏ vỏ như nho, ổi, sơri…

Nên thận trọng với các loại rau, trái có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi ngon một cách bất thường. Hạn chế mua các loại rau củ quả gọt vỏ cắt sẵn nhìn bắt mắt nhưng có thể không đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng

 Ăn nhiều loại để giảm nguy cơ ngộ độc


Rửa rau sạch
Rau, trái trước khi ăn cần rửa sạch để giảm thiểu hoá chất còn tồn đọng và làm trôi trứng giun sán. Nước dùng rửa rau, trái phải bảo đảm sạch, không nhiễm bẩn. Đầu tiên, rửa trong thau nước đầy và thay nước vài lần để trôi đất cát.

Lặt từng bẹ lá riêng rẽ, không sử dụng phần kẽ lá vì nơi đây rất dễ ứ đọng hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng,trứng giun sán. Ngâm trong nước 5 - 10 phút để các hoá chất tan và trôi theo nước. Sau đó, rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần.

Cuối cùng, ngâm rau trong nước muối pha loãng khoảng 10 - 15 phút. Vớt rau để ráo nước, cắt vừa ăn và chế biến. Các thao tác rửa rau cần hết sức nhẹ nhàng để tránh giập vì rau giập rất dễ mất các loại vitamin tan trong nước.

Rau luộc
 Nên chế biến rau bằng cách luộc sơ, xào sơ… hơn là hầm nhừ để giữ lại được các vitamin. Khi xào nấu nên mở nắp để loại bớt hoá chất bảo vệ thực vật qua bốc hơi.

 Trái cây còn là nguồn cung cấp thêm chất đường cho cơ thể nên là bữa ăn phụ rất tốt. Theo lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, mỗi người nên ăn khoảng 300g rau và 2 - 3 phần trái cây mỗi ngày. Tuy nhiên, thực hiện lời khuyên này quả thật không dễ bởi vấn nạn lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong quá trình trồng và bảo quản. Dư lượng các hoá chất này có thể gây ngộ độc cho người ăn, cấp thời hoặc lâu dài sau này.

Để hạn chế nguy cơ ngộ độc, bữa ăn nên có nhiều loại rau củ quả khác nhau. Hiếm khi nào tất cả các loại rau củ quả khác nhau đều cùng nhiễm hoá chất. Hơn nữa, ăn đa dạng nhiều màu sắc sẽ hấp dẫn, ngon miệng và cung cấp nhiều dưỡng chất hơn. Nếu cảm nhận thức ăn có mùi vị lạ thì tốt nhất không nên ăn. Đối với rau cải, phần lá sẽ ít bị nhiễm hoá chất hơn phần cuống, do hoá chất đi từ rễ lên cuống và chứa ở đây, nếu trụng hoặc nấu qua nước sôi sẽ loại bớt hoá chất.

Giữ lạnh rau, trái đúng cách

Bảo quản rau xanh
Khi không thể đi chợ hàng ngày vào những ngày Tết thì có thể mua sẵn rau để ăn trong vài ngày. Rau lá mau héo hơn rau củ. Do đó, sử dụng rau lá trước, rau củ ăn dần dần. Một số loại rau củ có thể để vài ngày như bông cải trắng, càrốt, đậu que, bí xanh, bầu, bí đỏ, cà chua…

Bông cải mua cả bông với nhiều lớp lá xanh sẽ bảo quản được lâu. Bí đỏ đã cắt miếng hoặc bầu cắt khúc nên bọc nilon sát mặt cắt. Khi mua rau về cần rửa sạch, để ráo nước và cho vào bao nilông để tủ lạnh. Đến lúc chế biến lấy ra sử dụng, rau sẽ vẫn tươi ngon. Nếu chưa ăn ngay trong ngày thì không nên rửa mà giũ sạch đất cát, gói giấy xốp hút ẩm rồi cho vào bao nilông, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tránh để ngay phía dưới ngăn đông vì dễ làm rau, trái bị giập.

HLV Lê Hoàng



Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Chất đạm: Đủ chứ đừng dư!- HLV Thể Hình Cá Nhân


Thực phẩm giàu chất đạm


Chất đạm (protein) được tạo thành bởi những chuỗi acid amin chứa nguyên tố hóa học nitơ. Đây là chất rất cần thiết cho cơ thể. Cơ thể thiếu đạm sẽ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, còi cọc, kém tiêu hóa, dễ mắc bệnh nhiễm trùng...
 
Có 22 loại acid amin, trong đó có 8 loại rất thiết yếu do cơ thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ thức ăn bên ngoài đưa vào (đó là leucin, isoleucin, lysine, methionin, tryptophan, phenylalanine, threonine, valine), vì vậy việc ăn đủ đạm là điều rất cần lưu ý.

Tuy nhiên, cơ thể cần đủ chứ không cần dư đạm vì đạm được coi là nguồn cung cấp năng lượng “bẩn” do sản phẩm sau chuyển hóa của đạm sẽ chứa nitơ - một chất độc đối với cơ thể. Gan phải chuyển chất độc này thành urê và thận thải nó qua nước tiểu ở dạng amoniac. Bởi vậy, vì sao thầy thuốc lại khuyên những người suy thận, xơ gan thì phải hạn chế những thức ăn giàu đạm.
 
Chất đạm được chia thành hai loại là đạm động vật và đạm thực vật. Thực phẩm giàu đạm động vật gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, sò, sữa, đậu hũ. Các loại họ đậu như đậu xanh, đậu phộng; gạo, nấm, rau... sẽ cung cấp đạm thực vật. 

Tháp dinh dưỡng
 Cơ thể cần cung cấp đủ đạm nhưng bao nhiêu thì gọi là đủ? Câu trả lời là nhu cầu đạm của cơ thể sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và tình trạng sinh lý.

Cụ thể :
 -Trẻ em đang tăng trưởng mỗi ngày cần 2g đạm cho 1 kg thể trọng
 - Người trưởng thành chỉ cần 0,8g -1,2g/kg/ngày.
 - Phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ có nhu cầu cao hơn bình thường cần từ 10 g - 15 g/kg/ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn cả đạm động vật và đạm thực vật mỗi ngày với tỉ lệ 1:1 ở người lớn,2:1 ở trẻ em. Việc sử dụng đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm giàu đạm trong chế độ ăn sẽ rất có lợi cho sự cung cấp đầy đủ và cân đối các acid amin cho cơ thể, vì mỗi loại thực phẩm sẽ có thể chứa nhiều acid amin này nhưng lại thiếu acid amin khác.

Ví dụ gạo có lượng lysine, methionin, tryptophan thấp, còn đậu nành lại giàu lysine, mè nhiều methionin, đậu phộng giàu tryptophan... Cần thay đổi món thường xuyên. Chẳng hạn nếu hôm nay, sáng đã thịt, chiều cá, tối đậu hũ rồi thì ngày mai nên đổi sáng trứng, chiều tôm, tối nấm...
 
Lưu ý : gam đạm không phải là gam thịt, cá và một loại thực phẩm giàu đạm thì không chỉ chứa chất đạm.

Ví dụ như :
Trong 100 g thịt heo nạc chỉ chứa 18 g đạm, 7 g béo;  100 g đậu xanh chỉ chứa 20 g đạm và 51 g bột đường. Như vậy, dù là ăn thịt nạc nhưng bạn cũng đã đưa thêm vào cơ thể một lượng mỡ động vật và cholesterol có thể gây nặng nề thêm tình trạng rối loạn mỡ máu sẵn có.

Ngành dinh dưỡng ngày nay đang khuyến cáo tăng cường sử dụng các loại đạm thực vật trong bữa ăn hằng ngày để tránh chất béo xấu và tăng cường các chất chống ôxy hóa, giúp giảm thiểu các bệnh mãn tính không liên quan đến ăn uống như béo phì, tăng mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ...

Cũng cần lưu ý là lượng thực phẩm giàu đạm sử dụng cho một bữa ăn của một người trưởng thành là khoảng 50 g thịt hoặc 100 g cá kèm một miếng đậu hũ. Ở trẻ em, khoảng 30 g-40 g thực phẩm giàu đạm/chén cháo.

HLV Lê Hoàng


10 Điều Kiêng Kị Cho Sức Khỏe Ngày Tết - HLV Thể Hình Cá Nhân



Tết tựa như “trạm nghỉ” giữa chặng đường dài, là dịp nghỉ ngơi, vui vẻ cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Tuy nhiên, chúng ta nên sinh hoạt điều độ, không quên phòng bệnh bảo vệ sức khoẻ, để có một cái Tết bình an, vui vẻ.
  
1. Người bị bệnh gan nên kiêng rượu

Người mắc bệnh gan uống rượu sẽ trực tiếp làm tổn hại đến tế bào gan, thậm chí có thể làm các tế bào gan bị biến tính hoặc hoại tử. Từ đó sẽ khiến bệnh tình càng nặng thêm.

2. Người bị bệnh túi mật nên kiêng dầu mỡ

Dịp lễ Tết thực phẩm thường nhiều chất béo, những người bị bệnh túi mật nếu ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu, sẽ tạo thêm gánh nặng cho túi mật, gây nguy cơ bị viêm nang túi mật. Do đó, nên kiêng kị các thực phẩm có dầu mỡ.

3. Người bị cảm nên kiêng tụ tập

Thời tiết dịp Tết lạnh, cơ thể con người dễ bị cảm. Khi đi thăm họ hàng, bạn bè dịp năm mới, sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn “giao lưu”. Do đó, những người bị cảm lạnh không nên đi ra ngoài, nên ở nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Như vậy, vừa có lợi cho việc hồi phục sức khoẻ, vừa tránh không lây bệnh cho người khác.
 
4. Người bị bệnh tuyến tuỵ kiêng ăn no

Các thức ăn ngày Tết thật phong phú và hấp dẫn nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ kích thích tuyến tuỵ bài tiết ra lượng lớn dịch, tạo áp lực cho mao mạch, thậm chí làm vỡ mao mạch, gây ra guy cơ viêm tuyến tuỵ cấp tính.

5. Ngưòi bị cao huyết áp nên kiêng ồn ào

Dịp lễ Tết, qua lại thăm bạn bè họ hàng, không khí thường vui vẻ náo nhiệt, sẽ khiến bộ não ở trạng thái hưng phấn. Từ đó làm cho hàm lượng các catecholamine tăng cao, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, tăng tốc độ lưu thông máu, khiến huyết áp tăng. Như vậy dễ gây ra nguy cơ phát tác các bệnh tim mạch.
 
6. Người bị bệnh tim mạch vành nên kiêng mệt
  
Lo lắng quá nhiều cho dịp lễ Tết hay vui chơi quá độ cũng sẽ khiến nhịp tăng tăng nhanh, tăng gánh nặng cho quả tim, làm tăng huyết áp. Từ đó dẫn đến các nguy cơ bị trúng gió nặng, đau tim…
  
7. Người bị tiểu đường nên kiêng ngọt

Trong dịp Tết, người bị bệnh tiểu đường nên kiêng đồ ngọt, để tránh tạo gánh nặng cho cơ thể, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
 
8. Người bị viêm mạch hoại tử nên kiêng hút thuốc

Dịp lễ Tết, bạn bè ngưòi thân thường qua lại mừng năm mới, những người bị viêm mạch hoại tử nếu vui chuyện hút điều thuốc, sẽ khiến máu bị tụ lại, gây nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn.
  
9. Người có vấn đề về tiêu hoá nên kiêng thức đêm

Chúng ta có thói quen thức qua đêm Giao thừa để đón năm mới. Những người mắc bệnh dạ dày nếu thức cùng gia đình, hay thức cả đêm xem ti vi sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, giấc ngủ không đủ. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát tác, thậm chí trầm trọng hơn.
  
10. Người có bệnh hô hấp mãn tính nên kiêng lạnh

Dịp Tết nhiệt độ tương đối thấp, những người bị bệnh phế quản hay phổi mãn tính…cần chú ý giữ ấm, không để bị lạnh, tránh không cho bệnh cũ tái phát.


HLV Lê Hoàng



Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Những Học Viên Của CLB Thể Hình Cá Nhân




HLV rất tận tình hướng dẫn tập luyện, có chút hài hước để bài tập không thấy nhàm chán. Rất có trách nhiệm và quan tâm đến học viên: luôn luôn nhắc nhở học viên đi tập đều đặn để hướng đến một body khỏe mạnh (gọi điên thoại hoặc nhắn tin, không đi tập thì mời phụ huynh...hihi)
Không khí tập luyện vui vẻ, dễ chịu làm cho học viên cảm thấy quên đi sự mệt mỏi khi tập. Phòng tập rộng rãi thoáng mát và đầy đủ máy móc.
Chương trình tập luyện của HLV: Trải qua một thời gian ngắn tập luyện với riêng bản thân tôi, tôi thấy bài tập rất hữu ích và tốt cho sức khỏe. Hiện tại tôi đã giảm được 5cm vòng eo và có một body rắn chắc , khỏe mạnh.
                                                        HÀ THỊ HẢI YẾN              
                                                                Sinh viên





HLV, bài tập tốt. Không khí tập luyện thoải mái. HLV cá nhân kèm riêng tạo động lực tập luyện rất tốt.


                                                      PHẠM VÂN ANH CHI





Sau khi sinh tôi đã tăng cân rất nhiều, trong người lúc nào cũng thấy mệt mỏi và tự ti với cơ thể của mình. Tôi đã tham gia CLB thể hình cá nhân, HLV Lê Hoàng trực tiếp hướng dẫn cho tôi, với những bài tập phù hợp mỗi ngày chỉ 1 tiếng tập luyện. Sau hơn 2 tháng luyện tập kết hợp với chế độ dinh dưỡng của HLV sức khỏe và cơ thể tôi đã cải thiện rất nhiều. Tinh thần cũng vui vẻ hơn hẳn. Cảm ơn CLB thể hình cá nhân và HLV Lê Hoàng nhiều.  

                            TRẦN NGỌC HẢI YẾN



Huấn Luyện Viên nhiệt tình, đưa ra bài tập phù  hợp.  Không khí tập luyện thoải mái, thân thiện.Khi có HLV cá nhân kèm riêng người tập cảm thấy tự tin hơn về hiệu quả tập luyện của mình cũng như được tư vấn 1 chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp.
          
         LÂM NGỮ CHINH KHA
       Nhân viên văn phòng




Huấn luyện viên vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn các học viên. Trước kia mình có 60kg rất ốm, từ lúc tham gia CLB thể hình cá nhân, HLV Lê Hoàng đã chỉ mình ăn uống, tập luyện sau 4 tháng giờ mình lên được 13kg. Mình thấy khỏe và tự tin hơn nhiều. Cảm ơn HLV Lê Hoàng và CLB thể hình cá nhân.        
                     
           LÊ HOÀNG PHÚC 
            kỹ thuật tiện   
HLV Lê Hoàng