Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2011

Càng CĂNG THẲNG càng dễ TĂNG CÂN



1. Ăn nhiều tinh bột có trong gạo/ ngũ cốc

NGŨ CỐC

Gạo sẽ bổ sung hợp chất serotonin rất tốt cho hệ thần kinh. Chất Magie sẵn có trong gạo và quả hạnh sẽ giúp thư giãn các cơ trong cơ thể. Vitamin B từ gạo, rau và những thức ăn khác rất quan trọng, giúp giảm thiểu các tác hại mà stress gây ra.

2. Chọn thức ăn chứa chất béo có lợi cho sức khỏe
DẦU Ô LIU
Não chứa khoảng 60% chất béo, loại chất béo trong khẩu phần ăn có thể tạo ra sự thay đổi trong chức năng của não. Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng axit béo Omega- 3 có thể hoạt động như 1 chất chống suy nhược bởi khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh ra serotonin. Serotonin cải thiện sự tương tác giữa các tế bào thần kinh và giúp ngăn chặn suy nhược cơ thể.

Cá hồi, quả hồ đào và hạt lanh là những loại quả chứa nhiều axit béo Omega- 3. Quả ô liu, dầu đậu nành, quả bơ, quả hạch và dầu hạt cải cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn. Nên hạn chế ăn những chất béo bão hòa từ thịt, dầu động vật và loại bỏ những chất axit chuyển hóa chất béo có nhiều trong dầu đã qua chế biến.


3. Dừng ăn kiêng
ĂN KIÊNG
 Khẩu phần ăn kiêng thực sự sẽ làm tăng cảm giác căng thẳng, lo lắng và suy nhược.

Hướng tiếp cận đúng nhất để có một bữa ăn tốt cho sức khỏe là chọn khẩu phần ăn phù hợp chứa các chất béo có lợi, các loại rau quả và các loại tinh bột (cơm). Hơn nữa, cách duy nhất để có cảm giác no và không thèm ăn là cung cấp cho cơ thể đẩy đủ chất dinh dưỡng.

4. Ngủ đủ
NGỦ ĐỦ
Căng thẳng có thể gây mất ngủ- điều này cực kỳ nguy hiểm cho 1 người ăn kiêng. Thiếu ngủ làm mất cân bằng cơ thể, làm tăng cảm giác thèm đồ ngọt và đồ béo. Thêm vào đó, ngủ ít hơn 5 tiếng 1 đêm không chỉ tạo ra các hợp chất dễ gây kích động liên quan trực tiếp tới bệnh tim mà còn cản trở nỗ lực giảm cân

Hai loại hoóc-môn, cortisol và ghrelin chính là thủ phạm- tình trạng mất ngủ có thể làm tăng lượng hoóc-môn ghrelin, loại hoóc-môn kích thích ăn uống và làm giảm hoóc-môn cortisol, hoóc-môn kích thích lên não và cho biết bạn đã no. Kết quả là cơ thể không còn khả năng kiểm soát khả năng ăn uống- một tình huống có thể dẫn tới thảm họa ăn uống. Bởi vậy, ngủ là thật sự cần thiết khi thấy căng thẳng.

5. Đa dạng các bài tập thể dục
THỂ HÌNH
Tập các loại bài tập khác nhau - thay đổi từ loại bài tập dùng nhiều sức đến loại bài tập điều hòa như Yoga, loại bài tập này có thể giúp thư giãn, hồi phục và tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể. Tập thường xuyên sẽ làm tăng hoóc-môn endorphin có tác dụng giảm đau, dopamine và serotonin. 

Vì vậy, hãy tập thể dục khi cảm thấy quá tải và căng thẳng, có như thế cảm giác năng động và thoải mái mới quay trở lại.

6. Hít thở sâu
HÍT THỞ SÂU
Thở chậm, sâu và thong thả là một cách dễ dàng và đơn giản để giải quyết với những chuyện đau đầu trong ngày. Dành lấy vài phút để thở sâu khi căng thẳng ngập đến đầu.

Làm như vậy, các cơ sẽ được thoải mái và trí óc sẽ trở nên minh mẫn và tập trung hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.

7. Nhận biết các biểu hiện của stress

Có hai loại stress: nhất thời (rất căng thẳng nhưng không kéo dài) và loại kinh niên/ mãn tính.
Chính loại stress thứ hai là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe. Việc thường xuyên đè nén cảm giác kiệt sức, căng thẳng và lo lắng đến nỗi chúng ta thậm chí không nhận ra được những triệu chứng của chúng. Đấy chính là khi chúng ta gặp vấn đề với cân nặng và các căn bệnh nghiêm trọng khác. 

Bởi vậy, hãy chú ý đến những biểu hiện của stress- chẳng hạn như tăng áp suất máu, chứng mất ngủ, đau người, cảm giác lo lắng và ức chế, hay cảm giác quá tải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét