Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

BMI - Chỉ số cơ thể

Huấn luyện viên cá nhân - Chỉ số cơ thể (BMI) đã được các bác sĩ sử dụng từ nhiều năm nay như một cách đơn giản nhất về mặt lâm sàng trong việc đánh giá các nguy cơ sức khỏe liên quan đến cân nặng.

BMI là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không.

Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.

Những thông tin mới đây nhất được công bố trong Khảo sát về Sức khỏe của Anh 2006 cho thấy 1/4 người trưởng thành bị béo phì. Điều này có nghĩa chúng ta đang đứng trước những nguy cơ lớn của sự gia tăng các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, ung thư vú và ung thư ruột.

Một số vấn đề sức khỏe khác liên quan tới chứng thừa cân là sự phát triển và biến chứng của bệnh viêm khớp xương mãn tính, tự kỷ và trầm cảm.

Người lớn và BMI


Chỉ số BMI của bạn được tính như sau:
BMI = kg (trọng lượng cơ thể)/m.m (chiều cao).


Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:

- Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5

- Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25

- Thừa cân: BMI từ 25-30

- Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40

- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40


Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.


Trẻ em và BMI

Số trẻ béo phì đang tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây và nhiều người lo lắng rằng nếu xu hướng này tiếp tục thì tỉ lệ các bệnh liên quan đến béo phì, chẳng hạn như tiểu đường, sẽ xuất hiện ngày càng nhiểu ở những người trẻ.

Nhưng bảng tỉ lệ về chỉ số BMI của người lớn không được áp dụng cho trẻ. Bạn có thể tính chỉ số BMI cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên (từ 2 -19 tuổi) và đối chiếu với bảng dưới đây:


  






















Lưu ý: chỉ số của các bé gái thấp hơn các bé nam chút ít.

Vòng eo


Số đo vòng eo được cho là phản ánh nguy cơ sức khỏe hiệu quả hơn chỉ số BMI. Quá nhiều mỡ tập trung ở giữa cơ thể sẽ dấn tới nguy cơ bị các bệnh tim mạch và tiểu đường. Nó cũng liên quan với nguy cơ tăng cholesterol cao trong máu, tăng nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim.


Một vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ và 94cm đối với nam sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tiểu đường.


Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở phụ nữ có vòng eo lớn hơn 88cm và nam giới có vòng eo lớn hơn 102cm.


Cách đo vòng eo: Đặt thước dây quanh bụng, điểm nhỏ nhất của eo bạn chính là khu vực quanh rốn. Hãy thở ra trong khi đo.


Quả táo và quả lê


Hầu hết cơ thể chúng ta đều tích trữ chất béo theo 1 trong 2 cách sau: một là khu vực hông và đùi; 2 là vùng bụng. Những người bị béo bụng thường có hình dáng giống “quả táo” trong khi những người tích mỡ vùng hông và đùi có dáng vẻ của một “quả lê”.


Những người có hình dáng một quả táo được gọi là “bụng bia”. Trong y học, đây được xem là khu vực tích mỡ chủ yếu. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người thừa cân ở vùng bụng có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người tích mỡ vùng hông và đùi.


Tỉ lệ eo - hông


Gần đây, nhiều đề xuất cho rằng tỉ lệ eo - hông sẽ giúp tính chính xác lượng chất béo dư thừa ở khu vực eo và hông, phản ánh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim chuẩn hơn so với chỉ số BMI.


Đo vòng eo và hông trong khi thư giãn và không mặc gì cả. Đo eo rồi đo hông (lấy phần rộng nhất của mông).


Cuối cùng, chia số đo vòng eo cho số đo vòng hông để ra tỉ lệ vòng eo - hông. VD: nếu eo của bạn là 85cm và hông là 100cm thì tỉ lệ vòng eo – hông là 0,85.


Nếu nam giới có tỉ lệ lớn hơn 1 và nữ giới có tỉ lệ lớn hơn 0,8 thì có nghĩa rằng cơ thể bạn có hình dáng của quả táo và dễ bị các bệnh tim mạch hơn.



http://www.thehinhcanhan.com



Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

BÉO PHÌ Ở TRẺ HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG

TRẺ BÉO PHÌ
Huấn luyện viên cá nhân - Bệnh béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em, bệnh béo phì cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch, tiểu đường... ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.

Nguyên nhân của căn bệnh béo phì ở trẻ em là gì?

1 - Do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì

2 - Cũng có thể có nguồn gốc tâm lý: một em bé lúc đầu “ốm yếu” có thể được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài... coi như một sự tăng cường thể chất... có thể dẫn trẻ đến béo phì

3 - Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng carburants dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Vấn đề này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính... 

4 - Cuối cùng là thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị... 
TRẺ ĂN NHIỀU
Béo phì ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe của trẻ như thế nào?

Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc.

Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này. 

Như vậy chứng béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành: hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não..., hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới, từ đó nhất thiết phải giảm một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ em.
TRẺ BÉO PHÌ
Biện pháp ngăn ngừa bệnh béo phì ở trẻ em là gì?

Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 mặt:
- Dinh dưỡng

Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên cha mẹ trẻ phải thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

- Tôn trọng một nhịp độ 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt, bánh kẹo...
- Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày.
- Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng... chỉ 1 lần/ngày.
- Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh  mì làm bằng bột gạo lức, tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo.
- Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.
- Không nên bỏ các chất tinh bột: cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt...

Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ở tuổi lên 1, khẩu phần chất protein (đạm) của trẻ chỉ khoảng 30g/ngày, đến 4-5 tuổi là 50g/ngày, đến năm 12 tuổi là 100-120g/ngày.

Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội...), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày.

Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau giúp TRẺ EM GIẢM CÂN để chúng có thể hòa nhập với cộng đồng, khỏe mạnh và có cuộc sống tốt đẹp hơn.


http://www.thehinhcanhan.com

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Hậu quả của béo phì

béo phì
Huấn luyện viên cá nhân - Những người bị béo phì rất dễ bị rối loạn cơ xương vì các đốt sống thắt lưng phải chịu gánh nặng quá mức, dẫn đến tổn thương. Béo phì còn làm tăng nguy cơ thấp khớp (khớp gối và háng). Các bệnh về xương khiến bệnh nhân giảm hoạt động thể lực, làm nặng thêm bệnh béo phì.

Béo phì là trạng thái thừa cân do tăng khối lượng mỡ. Nếu mỡ thừa phân phối đều toàn thân, đó là trường hợp béo phì toàn thân. Nếu mỡ thừa tập trung chủ yếu ở bụng, mông đùi, đó là béo phì hướng tâm, rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến rối loạn lipid máu.
chỉ số eo/mông
Các chuyên gia thường dùng chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio-WHR) để đánh giá béo phì. WHR ở nam lớn hơn 0,95 và ở nữ lớn hơn 0,85 là đã ở mức báo động. Chỉ số BMI cũng thường được dùng để đánh giá thể trọng (BMI lớn hơn 25 được coi là béo phì). Có khi chỉ cần đo vòng eo là đủ xác định béo phì (nam hơn 90 cm, nữ hơn 80 cm).

Bệnh béo phì có thể dẫn đến các hậu quả sau:
Giảm khả năng sinh sản

- Bệnh tim: Mỡ bọc lấy tim, làm cho tim khó co bóp. Mỡ cũng làm hẹp mạch vành, cản trở máu đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.

- Tăng huyết áp.

- Rối loạn lipid máu: Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu.

- Tiểu đường: Béo phì toàn thân, béo bụng là yếu tố nguy cơ cho tiểu đường type 2. Phụ nữ béo phì có nguy cơ tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người bình thường.

- Đột quỵ: Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não. Nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì đột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25,0-29,9).

- Giảm khả năng sinh sản:người béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, hàng tháng trứng không lớn lên và chín rụng được, chất lượng trứng kém, rối loạn kinh nguyệt. Mỡ quá nhiều sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, khó thụ tinh, dễ sẩy thai. Cần lưu ý khi mãn kinh, một số phụ nữ dễ tăng béo bụng.

- Giảm chức năng hô hấp: Mỡ tích ở cơ hoành, làm cơ hoành kém uyển chuyển, sự thông khí giảm, gây khó thở, khiến não thiếu ôxy, tạo hội chứng Pickwick (ngủ cách quãng suốt ngày đêm, lúc ngủ lúc tỉnh). Ngừng thở khi ngủ cũng là vấn đề hay gặp ở người béo phì nặng, nhất là khi béo bụng và có cổ quá bự.

- Tăng viêm xương khớp: Các khớp chịu đựng sức nặng quá mức sẽ dễ đau. Lượng axit uric ở người béo tăng, dễ gây bệnh gút. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định, khi BMI tăng, lượng axit uric huyết thanh tăng theo.

- Ung thư: Nam giới béo phì dễ bị ung thư đại trực tràng, còn nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng.

- Bệnh đường tiêu hoá: Người béo phì dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trở, gây trĩ.

Đối với trẻ em, chứng béo phì cũng có tác hại rất lớn. Những trẻ này dễ bị béo phì khi trưởng thành; nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tăng cao (bệnh mạch vành: gấp đôi; xơ vữa mạch máu: gấp 7; tai biến mạch não: gấp 13 lần).


Phòng, điều trị béo phì và các bệnh phối hợp như thế nào?
Mục đích của điều trị thừa cân và béo phì là giảm trọng lượng ở giai đoạn đầu rồi duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý ở giai đoạn sau bằng các biện pháp sau:

Chế độ ăn giảm calo: Lượng calo cung cấp giảm từ 20 - 25 % so với tuổi và giới, loại trừ các loại đường hấp thu nhanh và mỡ bão hòa hoặc tương đương với 1.600 – 1.800 kcal/ngày. Mục đích là giảm cân từ từ, không quá nhanh, khoảng 2-3 kg/tháng.

Tăng cường hoạt động thể lực: Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, thuận lợi cho lưu thông mạch máu, giúp cho dinh dưỡng khớp và sụn khớp tốt hơn. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên các khớp xương trong khi vận động. Nên tập luyện tối thiểu 60 phút/ngày.

http://www.thehinhcanhan.com

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Vai trò của VITAMIN và KHOÁNG CHẤT


Huấn luyện viên cá nhân  Để cơ thể khỏe khoắn, năng động và xua tan đi cái mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng, có một cách rất đơn giản là: chăm sóc “body” bằng vitamin và khoáng chất.

Body đẹp


Vitamin và khoáng chất có rất nhiều công dụng:


Đừng coi thường những liều thuốc hỗ trợ trí não và thể lực .Các khoáng chất tham gia vào quá trình tạo tổ chức xương, tạo protit, duy trì cân bằng kiềm, tham gia chức phận nội tiết, điều hoà chuyển hóa nước trong cơ thể... 

Vitamin giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục lại sau khi học tập, làm việc căng thẳng, giúp bạn củng cố và tăng cường trí nhớ và phát triển sức khỏe mỗi ngày. Nếu thiếu 2 thứ này, chúng mình sẽ mệt mỏi, suy nhược và không thể học tập và làm việc bình thường được. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều một loại vitamin và khoáng chất nào đó, chúng mình cũng sẽ gặp rất nguy hiểm.



Uống sữa


Vitanmin và khoáng chất tạo thành từ đâu?
Một chế độ ăn uống cân bằng có nhiều loại thức ăn khác nhau ở khắp các nhóm thực phẩm đều có khả năng chứa nhiều thành phần các vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn uống một số loại thực phẩm, chúng mình sẽ bị thiếu một số nhóm vitamin và khoáng chất đấy.
Nếu như bạn mập nên luôn nghiêm ngặt áp dụng một chế độ ăn kiêng thì chính lúc đó cơ thể bạn sẽ có nguy cơ thiếu 2 thứ này trầm trọng.
Vậy phải ăn uống làm sao đây mới hợp lý?
Thực phẩm chứa có tới 13 loại vitamin.  Còn khoáng chất, bạn có thể tới 20 loại cần thiết cho cơ thể. Qua chế độ ăn uống hằng ngày, hầu hết chúng mình đều nhận được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, có một số thực phẩm mà bạn ghét cay ghét đắng và thực sự không thích khi phải “ăn” chúng thì phải làm sao đây. Nếu thế bạn đừng quên bổ sung chúng bằng nhiều cách khác nhé.

Ăn nhiều trái cây
Ngoài ra khi áp dụng bất cứ chế độ ăn riêng nào, bạn không nên tự ý đề ra “chiến dịch” của mình mà nên trực tiếp nói chuyện với các chuyên viên tư vấn để lên một thực đơn hợp lý nhất. Bởi vì quá nhiều hoặc có quá ít thành phần vitamin và khoáng chất cũng gây tác hại xấu đối với sức khỏe cơ thể, đặc biệt là các chất dinh dưỡng được hấp thụ không đúng liều lượng cần thiết.


Bạn cũng cần phải chắc chắn rằng bạn dùng đúng sự kết hợp của các chất bổ sung. Một số thực phẩm vitamin cần phải được kết hợp với những thực phẩm khác để có được hiệu quả cao hoặc để đảm bảo rằng chúng không bị biến mất đi thành một chất gì khác. Ăn quá nhiều của một loại khoáng chất có thể làm giảm khả năng tiếp nhận các khoáng chất quan trọng khác nữa.

Thực phẩm tươi

Theo các bác sỹ dinh dưỡng thì những cách ăn uống dưới đây sẽ giúp cung cấp đủ vitamin và khoáng chất để nuôi cơ thể.
* Bạn nên ăn uống đa dạng: khoảng 20 loại thực phẩm khác nhau trong một ngày. Tuyệt đối tránh trùng lặp, đơn điệu thực phẩm bởi mỗi loại có chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất khác nhau nên cơ thể hấp thụ đa dạng.


* Bạn nên ăn uống có chừng có mực: không được ăn quá “bội thực” cũng như đừng quá “khan hiếm”. Bởi vì như vậy sẽ tránh cho bạn việc bị ngộ độc một loại thực phẩm nào đó.
* Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm đã qua chế biến để lượng vitamin và khoáng chất không bị mất đi hoặc tiêu hao trong quá trình bị chế biến.



Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Hệ Cơ Xương Khớp

Huấn luyện viên cá nhân - Kiến thức chung về Cấu tạo xương & chức năng: Xương luôn được tái tạo trong suốt cuộc đời và thay cho các tế bào xương già cỗi.
Hệ cơ xương khớp
Xương có 3 loại tế bào cơ bản: 
- nguyên bào xương dùng để tái tạo xương mới hoặc giúp sửa chữa các thương tổn của xương; 
- tế bào xương dùng để lấy thức ăn từ mạch máu nuôi xương & thải chất bã từ xương ra mạch máu; 
- tế bào hủy xương có chức năng chỉnh hình cho xương. Các tế bào hủy xương rất linh động ở trẻ nhỏ, tuổi mà có rất nhiều sự chỉnh sửa, tổ chức lại xương. Chúng cũng đóng vai trò trong quá trình hàn gắn xương bị gãy.

Các nguyên liệu cấu tạo nên xương bao gồm calcium, phospho, natri, khoáng chất khác & sợi collagen. Calcium rất cần thiết để cho xương rắn chắc để có thể nâng đỡ được cơ thể. Một lượng lớn vitamin & khoáng chất từ thức ăn, đặc biệt là calcium & vitamin D, ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng xương & lượng dự trữ calium trong xương.

Xương có phần cốt lõi bên trong xương, gọi là tủy xương, chứa rất nhiều các tế bào gốc sản xuất ra hồng cầu & tiểu cầu cho máu.

Xương có hai loại là phần xương rắn chắc & phần xương xốp. Xương rắn chắc cứng, bao bọc bên ngoài xương, trông nó giống như cái ngà voi & rất rắc chắc. Xương được bao bọc bởi màng xương. Trên bề mặt xương rắn chắc này thường có những khe rãnh chạy dọc theo chiều dài xương để tạo ra những chổ trú ẩn cho dây thần kinh & mạch máu. Xương xốp trông giống như tổ ong hoặc các loại xốp bọt biển, cấu trúc này nằm bên trong xương. Lấp đầy các hang hốc trong xương xốp là tủy xương, tủy xương thường có màu đỏ (chứa nhiều tế bào máu) ở gần các đầu xương & có màu vàng (chứa nhiều mỡ) ở phần thân xương.
 

Xương được gắn nối với các xương khác theo chiều dài bởi các hệ thống dây chằng. Sụn là một lớp giống như cao su có tính đàn hồi chêm giữa các đầu xương trong các khớp để tránh ma sát & giảm chấn động mỗi khi các đầu xương chuyển động va chạm vào nhau.

* Cấu tạo cơ & chức năng của cơ:
Xương không thể hoạt động một mình mà phải cần sự hỗ trợ của cơ & khớp. Cơ dùng để kéo đẩy các khớp để thực hiện ra các cử động. Cơ thể người có khoảng 650 cơ, chiếm 1/2 trọng lượng cơ thể. Cơ đính vào xương bởi gân cơ, mọi hoạt động co cơ đều dẫn đến động tác gập khớp, hoặc duổi khớp tùy theo vị trí tương đối của cơ đối với bề mặt khớp.

Ở cơ thể người có 3 nhóm cơ chính sau:
- Nhóm cơ vân: các cơ này gắn đính vào xương, hầu hết ở chân, tay, bụng, ngực, cổ & mặt. Nhóm cơ này có chức năng giữ các xương lại với nhau, tạo nên hình dáng cơ thể & tạo ra các cử động thường nhật theo chủ ý. Một khi nhóm cơ này hoạt động nhanh & nặng, chúng cần thời gian để thư giãn sau đó.
- Nhóm cơ trơn: cũng có cấu trúc từ sợi cơ, tuy nhiên nhìn trơn láng dưới kính hiển vi & không có vân cơ. Cơ trơn hoạt động không theo chủ ý chúng ta điều khiển. Cơ trơn hoạt động suốt ngày đêm không ngơi nghỉ. Các cơ này có hình dạng giống như một vòng thắt, cho nên có thể gọi là cơ vòng.
- Cơ tim: chỉ tìm thấy ở cấu trúc của tim. Cơ tim cũng có thành phần cơ bản là các sợi cơ. Tuy nhiên, cơ tim có hoạt động rất đặc biệt khác hẳn các nhóm cơ vân & cơ trơn. Cơ tim hoạt động rất nhịp nhàng & tự nhiên không theo chủ ý điều khiển tống máu một cách đều đặn với công suất không đổi để tống máu đến nuôi tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Hoạt động của cơ được điều khiển bằng não bộ & hệ thống dây thần kinh. Các cơ hoạt động tự nhiên được điều khiển bằng những cấu trúc nằm sâu bên trong não bộ & phần trên của cột sống, gọi là hệ thần kinh thực vật. Các cơ hoạt động có chủ đích được kiểm soát bởi vùng thần kinh vận động nẳm ở vỏ não & tiểu não.

Một khi Bạn muốn vận động, vùng thần kinh vận động ở vỏ não gởi các tín hiệu thần kinh xuống cột sống & các dây thần kinh ngoại biên làm cho cơ co giãn. Vùng điều khiển vận động trên vỏ não trái điều khiển các hoạt động ở nửa thân bên phải & ngược lại.

* Cấu tạo khớp & chức năng của khớp:
Các khớp giúp cho cơ thể có thể vận động theo nhiều cách khác nhau. Một số khớp hoạt động giống như một cái bản lề chỉ cho phép các hoạt động gấp & mở (ví dụ khớp cùi chỏ & khớp gối), một số khớp khác cho các hoạt động phức tạp hơn như khớp vai, khớp hông, các khớp cột sống cho phép thực hiện các động tác phức tạp hơn như hướng ra trước, ra sau, sang hai bên & xoay tròn.

Nếu phân loại theo hoạt động thì có hai loại khớp. Nhóm khớp có khả năng di chuyển & nhóm khớp không thể di chuyển. Các khớp ở hộp sọ là tiêu biểu cho nhóm khớp không thể di chuyển khi trưởng thành, các khớp hộp sọ có chức năng nối liền các mảnh xương sọ để tạo ra hộp sọ có hình cầu & có thể thay đổi chút ít thể tích trong hộp sọ khi chúng xếp lại để chui qua tử cung mẹ khi chào đời. Nhóm khớp có thể di chuyển theo nhiều hướng như các khớp ở tay, chân, vai, háng & cột sống.

Mỗi lúc Bạn muốn chạy thật nhanh do đang trễ giờ học, hoặc những lúc Bạn muốn nhanh hơn đối thủ trong khi chơi thể thao, ... Bạn phải dùng đến hệ thống cơ- xương & khớp của cơ thể. Nếu không có các thành phần này, Bạn không thể vận động được ngay cả những hành động nhỏ nhất như việc ... ăn uống chẳng hạn.

Hình dáng của con người được xây dựng cơ bản bởi hệ thống xương.Ngay cả hình dạng của đầu cho đến hình dạng của ngón chân đều được tạc tạo cơ bản từ xương sọ & xương ngón chân. Xương còn có chức năng bảo vệ các thành phần quan trọng bên trong như hộp sọ thì bảo vệ não bộ, cột sống bảo vệ tủy sống, lồng ngực được xây dựng từ các xương sườn, xương ức & cột sống bảo vệ tim, gan, lách, tụy & phổi. Xương chậu tạo nên vùng hố chậu bào vệ các cơ quan sinh dục & bàng quang, trực tràng. Mặc dù xương rất nhẹ, nhưng cấu trúc của chúng rất cứng chắc để có thể nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể.

Khớp là nơi hai đầu xương khác nhau gặp nhau. Khớp làm cho hệ thống xương linh hoạt hơn & có nhiều động tác đa dạng hơn. Ở mỗi khớp, hai đầu xương được nối với nhau bằng hệ thống dây chằng. Cơ cũng rất cần thiết cho quá trình vận động. Cơ là những thớ thịt co giãn làm xương vận động theo. Phối hợp với nhau, cơ xương & khớp, cũng không quên kể đến các gân cơ, dây chằng & các sụn khớp, tạo ra những hoạt động cơ bản cũng như các hoạt động phức tạp, mang tính khéo léo hàng ngày.

2. Những bệnh lý có thể xảy ra ở hệ thống cơ, xương, khớp:
Mặc dù xương rất cứng, nhưng không có nghĩa là nó không thể gãy. Cơ có thể bị yếu liệt & các thành phần trong khớp xương có thể bị chấn thương, hủy hoại hoặc bệnh lý. Dưới đây là các bệnh lý thường thấy ở hệ cơ xương khớp đối với độ tuổi chưa trưởng thành:

Viêm khớp: Viêm khớp là tình trạng khớp bị sưng phù, nóng, đau & hơi tấy đỏ, có thể kết hợp với tình trạng bị giới hạn vận động. Mặc dù viêm khớp là bệnh thường thấy ở người lớn tuổi, tuy nhiên trẻ nhỏ cũng thường mắc chứng bệnh này. Các triệu chứng viêm khớp ở trẻ nhỏ rất đặc hiệu với bệnh cảnh tương đối rõ ràng.

Gãy xương: Gãy xương là tình trạng hình dạng xương bị biến dạng cho chấn động. Xương có thể bị gãy hoàn toàn, gãy sướt hoặc thậm chí gãy vụn (gãy nát). Xương có thể gãy kín (các đầu xương không đâm ra ngoài da) hoặc gãy hở. Gãy xương là một tình trạng cấp cứu & cần thiết phải biết cách sơ cứu đúng cách, nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như liệt hoặc thậm chí tử vong do sốc. Tùy theo vị trí, tình trạng & mức độ xương gãy mà có những cách điều trị khác nhau.

Chứng loạn dưỡng cơ: Đây là một bệnh lý có tính di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ, gây ra tình trạng yếu cơ, có thể dẫn đến gãy xương bất kỳ lúc nào. Bệnh thường gặp ở trẻ con có tên gọi là chứng loạn dưỡng cơ Duchenne, thường thấy xuất hiện ở trẻ trai nhiều hơn.

Bệnh Osgood-Schlatter: đây là một dạng nhiễm trùng ở xương, sụn hoặc các dây chằng ở khớp gối, và xương bánh chè. Bệnh thường thấy khi có sự bộc phát tăng trưởng ở trẻ hiếu động.

Viêm xương: Viêm xương là tình trạng xương bị viêm nhiễm bởi vi trùng, thường thấy do Staphylococcus aureus, hoặc các loại vi khuẩn khác. Ở trẻ con, bệnh thường thấy ảnh hưởng ở các xương dài như ở tay & chân. Viêm xương thường do hậu quả của chấn thương hoặc sau phẩu thuật.

Loãng xương: loãng xương là tình trạng xương trở nên giòn, mỏng & xốp. Kết quả là xương không thể nâng đỡ cơ thể & rất dễ gãy hoặc xụp lún vào nhau. Mặc dù loãng xương thường thấy ở người già (nhất là phụ nữ sau tuổi mãn kinh), tuy nhiên cũng thất ở người trẻ tuổi khi có một vài rối loạn như chơi thể thao đỉnh cao hoặc rối loạn ăn uống. Tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn giàu calcium có thể làm gia tăng chất xương làm cho xương được khỏe mạnh & phòng chống loãng xương về sau.

Các chấn thương do tư thế, bệnh nghề nghiệp: Loại chấn thương này xảy ra do tình trạng có quá nhiều áp lực trên một bộ phận nào đó của cơ thể. Hậu quả là các cơ, xuơng và khớp ở vị trí này có những triệu chứng giống như viêm như sưng, đau. Áp lực xảy ra do một vài cử động cứ lặp đi lặp lại như đánh máy vi tính, công nhân ở một công đoạn sản xuất, tài xế lái xe, một số môn thể thao như tennis, golf cũng có nguy cơ dẫn đến bệnh lý này. Trẻ con thường mắc chứng bệnh này do chơi Game quá nhiều.

Chứng vẹo cột sống: Cột sống bình thường có độ cong đặc hiệu của nó. Các đoạn cong này có chủ đích giúp cho cơ thể giảm chấn động khi đi đứng. Tuy nhiên có khoảng 3-5 phần ngàn bị chứng cong vẹo cột sống (còn gọi là gù lưng), đây là một tình trạng cột sống bị cong gập & vẹo quá mức. Bệnh lý này có mang tính di truyền.

Căng cơ & bong gân: Căng cơ là tình trạng cơ bị căng giãn quá mức. Bong gân là tình trạng căng giãn qua mức hoặc tổn thương rách một phần gân. Căng cơ thường xảy ra khi hoạt động cơ thể nhiều (chơi thể thao) mà không có khởi động hoặc làm nóng trước đó. Bong gân thường xảy ra do chấn thương, thường thấy ở khớp gối & mắc cá chân khi chơi thể thao hoặc té lật cổ chân do đi dày cao gót hoặc bước hụt chân, ...

Viêm gân cơ & dây chằng: Đây là tình trạng thường thấy xảy ra sau những chấn thương thể thao do hoạt động quá mức. Các dây chằng bị tổn thương & dẫn đến tình trạng viêm & đau. Nghỉ ngơi & sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau có thể giảm bớt triệu chứng.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

ĐAU ĐẦU GỐI



Huấn luyện viên cá nhân - Đau đầu gối là một bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gặp ở cả người trẻ và người cao tuổi. Cần có sự nhận biết cần thiết về bệnh để có hướng điều trị tốt nhất, tránh những biến chứng xảy ra, nhất là đối với những người để đau lâu ngày.

                                             ĐẦU GỐI

Những lý do làm đau đầu gối

Tình trạng bong gân: Do đầu gối bị bẻ hoặc gập nhẹ, một số mô xung quanh đầu gối bị co lại. Cơn đau bong gân thường giảm xuống trong khoảng vài ngày đến một tuần, vì thế nếu như cơn đau kéo dài hơn một vài tuần hoặc kèm theo sưng tấy xung quanh đầu gối cần đi khám bác sĩ ngay, bác sĩ có thể khuyên người bệnh bó bột để cố định trong khoảng vài tuần.

Tổn thương lớp sụn bán nguyệt: Sụn bán nguyệt nằm ở lớp bên trong thường bị thương hơn các sụn nằm bên ngoài. Những chiếc sụn này có thể gãy nếu chúng bị va chạm. Sụn gãy là một nguyên nhân gây ra đau ở đầu gối, đặc biệt là với những người hoạt động thể chất. Mặc dù tổn thương sụn có thể khó nhận biết nếu nhìn bên ngoài nhưng chúng có thể gây ra tổn thương đáng kể đến các cấu trúc bên trong đầu gối. Nếu cơn đau ở đầu gối không giảm sau vài ngày thì phải được kiểm tra sụn.

Tổn thương dây chằng đầu gối: Dây chằng ở giữa phía trước thường bị thương trong các hoạt động thể thao nếu đột nhiên bị vật nặng va vào đầu gối hoặc khi nhảy xuống từ trên cao. Khi dây chằng bị tổn thương, một vài thứ trong đầu gối có thể bị gãy, vỡ. Đầu gối sưng lên nhanh chóng do máu tụ ở khớp. Nếu dây chằng nhỏ bị rạn, nó có thể tự lành lại như bị bong gân nhưng nếu bị đứt nhiều hơn một dây chằng một lúc thì phải có sự can thiệp ngoại khoa mới có thể phục hồi được.

Gãy xương và trật khớp: Xương bánh chè là xương ở đầu gối, nó dễ bị trật nếu có một cử động mạnh không được chuẩn bị trước, hay gặp ở người ít tuổi do hiếu động, ở người già thường là bị trẹo chân bất ngờ. Chụp Xquang đầu gối rất cần thiết để chẩn đoán vùng xương bị tổn thương do gãy. Trong hầu hết các trường hợp gãy xương đầu gối việc cần thiết là ghép các mảnh gãy trở lại vị trí bình thường bằng đinh ốc và kim loại và cần cố định trong vài tuần.


Viêm khớp: Có thể là cấp tính hoặc mạn tính, tình trạng này có thể gặp ở cả người trẻ và người già, thường thấy nhiều ở người cao tuổi. Khi viêm khớp sẽ bị sưng, đau nhức nhất là khi thay đổi thời tiết, khó khăn cho sự vận động


Phòng ngừa đau đầu gối

Tất cả những trường hợp có biểu hiện đau đầu gối dù là tổn thương vì lý do gì cũng cần được khám cẩn thận. Nếu để tình trạng bệnh xảy ra lâu ngày sẽ dẫn đến hoại tử đầu gối hoặc khó điều trị. 

Trong sinh hoạt hàng ngày cần tránh những vận động va đập quá mạnh ảnh hưởng đến đầu gối, nhưng cũng cần tập luyện thường xuyên để cơ thể không bị quá sức với những vận động bất ngờ. Đối với người viêm khớp gối, cần phải giảm cân nếu béo phì, thừa cân, biện pháp luyện tập có thể là bơi, tập các bài tập trên ghế… và không nên có những vận động ảnh hưởng mạnh đến khớp gối.