Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP


ĐAU KHỚP

Huấn luyện viên cá nhân - Triệu chứng “Đau” thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến thầy thuốc, đặc biệt là trong các bệnh lý thuộc về hệ cơ xương khớp. Bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn phương pháp điều trị cho mình nhé.
1. Có mấy kiểu đau ?
Trong chuyên khoa Cơ Xương Khớp, người ta phân loại ĐAU làm hai nhóm theo nguyên nhân:
- Đau kiểu cơ học: đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
- Đau kiểu viêm: đau chủ yếu về đêm, khi nghỉ ngơi, đôi khi làm BN phải thức giấc vì đau.
Về thời gian, người ta cũng phân ra thành hai nhóm:
- Đau cấp tính: dưới 12 tuần
- Đau mạn tính: kéo dài trên 12 tuần.

2. Đau kiểu cơ học và đau kiểu viêm có đặc điểm như thế nào?
      · Đau kiểu cơ học:
      Thường là triệu chứng gợi ý của các bệnh do thoái hóa (lão hóa) hay các bệnh do chấn thương. Như đã trình bày ở trên, cơn đau kiểu cơ năng thường xuất hiện vào ban ngày, khi bạn cử động. Bạn càng sử dụng phần cơ thể bị đau (làm việc, tập thể dục không phù hợp, xoa bóp quá mức) thì lại càng thấy đau hơn. Ngoài ra, cũng có thể có cảm giác đơ cứng vùng tay chân bị đau sau khi nghỉ ngơi một khoảng thời gian, nhưng triệu chứng cứng khớp thường không kéo dài quá nửa giờ.
· Đau kiểu viêm:
Thường xuất hiện vào giữa đêm, nhất là khi gần sáng. Đối với dạng bệnh tiến triển nặng thì triệu chứng đau có thể kéo dài suốt ngày đêm. Cơn đau không thuyên giảm khi bạn nằm nghỉ và đau thường xuyên khiến bạn mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí bị căng thẳng thần kinh (stress). 
Đi kèm với triệu chứng đau còn có các biểu hiện lâm sàng của hiện tượng viêm, đó là các dấu hiệu sưng-nóng-đỏ. Bên cạnh đó, bạn còn có thể có triệu chứng cứng khớp xuất hiện vào sáng sớm, khi thức dậy và kéo dài nhiều giờ. Đây thường là biểu hiện của tình trạng viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính do các nguyên nhân khác nhau. Cần lưu ý là những cơn đau dữ dội về đêm, đôi khi không thuyên giảm dù cho đã được điều trị tích cực với nhiều loại thuốc có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính.

3. Những bệnh xương khớp thường gặp nào gây đau kiểu cơ học?
- Loãng xương và biến chứng (gãy xương)
- Hoại tử xương
- Thoái hóa khớp (gối, vai, cột sống, háng, v.v…)
- Bệnh lý gân và dây chằng
- Hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn loãng xương).

4. Những bệnh xương khớp thường gặp nào gây đau kiểu viêm?
- Nhiễm trùng xương khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm khớp do gút
- Thấp khớp cấp
- Hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn phù)

5. Điều trị các bệnh lý về xương khớp như thế nào?
· Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân mà dùng những loại thuốc điều trị khác nhau (kháng sinh nếu là bệnh nhiễm trùng, thuốc hạ acid uric nếu là bệnh gút, thuốc điều trị cơ bản của viêm khớp dạng thấp v.v…)

· Điều trị triệu chứng:
Biện pháp không dùng thuốc:
+ Cho khớp nghỉ ngơi
+ Tập luyện phù hợp, tùy theo bệnh lý và giai đoạn bệnh
+ Vật lý trị liệu: xoa bóp, các bài tập thụ động và chủ động, xung điện,…
+ Các vật dụng hỗ trợ: gậy, nạng, đai,v.v…
+ Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dùng thuốc:
+ Thuốc giảm đau thông thường
+ Thuốc kháng viêm không steroid
+ Corticoid

6. Các thuốc giảm đau-chống viêm nào thường dùng trong các bệnh viêm khớp?
· Các thuốc giảm đau thông thường:
- Acetaminophen (paracetamol) không dùng quá 4.000mg/ngày (tức là không quá 8 viên paracetamol 500mg/ngày).
- Thuốc giảm đau loại bôi ngoài da: thường chứa capsaicin, salicylat, và môt số loại kháng viêm không steroid.
· Thuốc kháng viêm không steroid (KVKS):
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng viêm không steroid. Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng rất nhiều trên thế giới.
Tác dụng: giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Việc khám phá và chế tạo thành công các loại thuốc KVKS là một trong những bước tiến của y học trong việc chống lại sự đau đớn cho con người. Có rất nhiều nhóm thuốc KVKS trên thị trường và cũng thường được sử dụng trong điều trị những bệnh khác như tai mũi họng, răng… chứ không riêng gì trong bệnh khớp. Các loại thuốc KVKS thường dùng hiện nay là: BNalgesin, diclofenac, nhóm oxicams, nhóm coxibs,v.v…
Bên cạnh những lợi ích trong điều trị, nhóm thuốc KVKS cổ điển cũng có một số tác dụng bất lợi như gây viêm loét dạ dày, đôi khi đưa đến biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày…Do đó càng về sau người ta càng cố gắng chế tạo và sản xuất những loại thuốc KVKS ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa như BNalgesin, celecoxib, v.v…
· Corticoid: là loại thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, nhanh và được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Một số tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này là gây viêm loét dạ dày, lệ thuộc thuốc, bệnh cushing và loãng xương do người bệnh sử dụng trong thời gian kéo dài đưa đến xương dòn và dễ gãy... 
Tuy nhiên, trong một số bệnh lý hay giai đoạn bệnh lý nào đó, vẫn cần phải sử dụng corticoid. Do vậy, nhóm thuốc corticoid được khuyến cáo chỉ được dùng với sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm nhằm tránh các tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.

7. Người bệnh có thể xử trí tại nhà như thế nào khi bị đau xương khớp?
   Khi xảy ra một cơn đau cấp tính ở một vùng cơ xương nào đó,  việc đầu tiên người bệnh nên làm là nghỉ ngơi, tránh cắt lễ. Một số thuốc giảm đau có thể sử dụng ngay trong một hai ngày đầu là:
- Paracetamol liều 500-1000mg đối với người lớn
- Các thuốc bôi ngoài da (không chà sát hay xoa bóp mạnh)
- Thuốc kháng viêm không steroid  như BNalgesin, diclofenac, v.v..
Lưu ý:
- Cần thận trọng trong việc sử dụng mọi loại thuốc đối với những người có tiền căn bệnh dị ứng, hen suyễn, bệnh mạn tính về tim mạch, thận, gan, phụ nữ có thai hay đang cho con bú.
- Một số người có thói quen sử dụng lại những đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của một người khác có triệu chứng bệnh tương tự, đưa đến việc vào viện trễ, bị những biến chứng nặng của bệnh hay phản ứng phụ nguy hiểm của thuốc, và điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng lại nhiều lần một đơn thuốc hoặc tự trị liệu theo kinh nghiệm nếu không phải là người làm chuyên môn trong ngành y tế.
- Sau khi nghỉ ngơi và tạm thời uống những thuốc giảm đau thông thường khoảng 3 ngày mà không thấy bệnh thuyên giảm hay chỉ giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí thích hợp.

Kết luận
Triệu chứng ĐAU là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý xương khớp và là yêu cầu cấp bách nhất cần được giải quyết. Tùy theo nguyên nhân mà tính chất đau có thể khác nhau, có thể phản ánh một bệnh lý thông thường nhưng đôi khi báo hiệu một bệnh cảnh nặng nề.
 Khi bị đau, bạn có thể tự mình sử dụng một vài biện pháp và một vài loại thuốc thông dụng để giải quyết tạm thời nếu là một người khỏe mạnh và không có bệnh lý gì đặc biệt kèm theo. Nhưng nếu sau vài ngày không thấy thuyên giảm hoặc giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả đáng tiếc.


Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Lợi ích của GIẤC NGỦ

Ngủ ngon
Huấn luyện viên cá nhân - Nhờ tiến bộ trong kỹ thuật chẩn đoán, kiến thức về giấc ngủ - từ cơ chế vận hành cho đến tác dụng tâm thể - đã được thu thập nhiều lợi ích của giấc ngủ.

Dưới lăng kính y học, giấc ngủ không còn là giai đoạn nghỉ ngơi thụ động, mà là quy trình tâm sinh lý chủ động và toàn diện bao gồm nhiều công đoạn rất hữu ích cho sức khỏe.

1. Tiết kiệm năng lượng: thân nhiệt giảm đi khoảng 1 độ C, tim được nghỉ ngơi, huyết áp động mạch giảm.

2. Giúp tái tạo tế bào: cơ bắp được nghỉ ngơi và được cung cấp oxy nhiều hơn. Rất có ích cho những người tập thể hình.
Tập thể hình
3. Tăng cường sức đề kháng: hệ miễn dịch được tăng cường, bạch cầu và kháng thể được sản xuất nhiều hơn.

4. Điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể: bộ não được nghỉ ngơi, hiện tượng stress bị loại trừ, trí nhớ, khả năng tập trung và khả năng tiếp thu được cải thiện đáng kể.

5. Giúp ăn ngon miệng hơn: quá trình chuyển hoá trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Vậy thì làm thế nào để có giấc ngủ ngon?

1.Trước khi ngủ 2 tiếng, tắt đèn quá sáng chỉ nên bật đèn với độ sáng vừa phải

Chuyên gia đã nhận định, tạo phản ứng kích thích đối với cơ thể có thể giúp bạn ngủ dễ dàng. Ví dụ ánh đèn vào buổi sáng cần phải có độ sáng tương đối, ánh đèn buổi tối tương đối mờ để hình thành đồng hồ sinh học cố định. Chuyên gia khuyến cáo mỗi tối sau 8 h cho dù là chuẩn bị ngủ hay không cũng nên điều chỉnh độ sáng đèn phù hợp với mắt để tránh gây kích thích với giấc ngủ.

2.Đọc sách trước khi đi ngủ
Đọc sách trước khi ngủ
Đọc sách là thói quen tốt trước khi đi ngủ, giúp trí nhớ bạn tốt hơn. Tuy nhiên bạn không cần thiết phải chọn cho mình sách khoa học, bởi sau một ngày bận rộn, bạn có thể đọc một câu chuyện vui nhẹ nhàng, để tâm tình được thoải mái, chứ không cần thiết phải động não quá nhiều. 

3.Uống sữa đậu nành nóng, bổ sung dinh dưỡng cuối cùng của một ngày
Sữa đậu nành

Nghiên cứu phát hiện, đậu tương và sữa bò có hiệu quả thúc đẩy giấc ngủ. Sữa bò và đậu tương chứa L-Tryptophan trợ giúp giấc ngủ, còn chứa nguyên tố làm chắc xương và răng. Đồng thời sữa đậu nành nóng cũng giúp tổng hợp canxi trong quá trình giấc ngủ.

4. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
Tắm trước khi ngủ
Tắm là phương pháp giúp cơ thể được thư giãn thoải mái nhẹ nhàng. Khi thần kinh rơi vào trạng thái căng thẳng, có thể thông qua nước ấm để giúp giảm sự mệt mỏi và trí não căng thảng. Mỗi ngày tắm 30 phút và xoa chút tinh dầu mới giúp giấc ngủ được an lành.

5. Trước khi ngủ 30 phút, nghe chút nhạc nhẹ 

Âm nhạc là phương pháp tốt nhất giúp bản thân tiềm thức đi vào giấc ngủ, cơ thể thoải mái nhẹ nhàng. Nghiên cứu của Mỹ phát hiện, nghe nhạc trong thời gian dài có thể giảm khả năng mắc các bệnh tim.
 
6. Tạo 1 không gian yên tĩnh và môi trường không khí trong lành trong phòng ngủ. 






Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

TRÁNH NHỮNG THÓI QUEN XẤU ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH TIM

Huấn luyện viên cá nhân - Những thói quen hằng ngày tưởng chừng như vô hại, thậm chí mọi người không hề chú ý đến tác hại của nó thì nó vẫn âm thầm làm cho sức khỏe của bạn suy giảm nghiêm trọng. Trong đó có bệnh tim mạch, 1 căn bệnh dẫn đến cái chết rất nhanh và đột ngột.

Dưới đây là một số thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch:
1. Xem tivi
Xem Tivi

Ngồi xem tivi nhiều giờ liên tục có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ dù bạn vẫn tập thể dục thường xuyên bởi việc thiếu vận động sẽ làm tăng lượng đường và chất béo trong máu.

Harmony R. Reynolds, Giám đốc TT Nghiên cứu lâm sàng tim mạch (New York, Mỹ) khuyên: Cho dù xem TV hay ngồi làm việc, bạn cũng nên thường xuyên đi lại và vận động.

2. Hận thù và chán nản
Chán nản

Một nghiên cứu của bác sĩ Reynolds cho thấy những người phải làm việc thường xuyên trong môi trường căng thẳng, nguy cơ mắc bệnh tim mạch là rất cao. Nếu có thể hãy tìm kiếm một ai đó và “xả” hết những tâm tư của bạn.

3. Sống tách biệt

Đôi khi một mình rất cần cho sức khỏe nhưng sống tách biệt hẳn thì lại không nên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có kết nối mạnh mẽ hơn với gia đình, bạn bè và xã hội nhìn chung là sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

4. Tập thể dục không đều đặn
Tập thể dục

Các bác sĩ gọi đó là hội chứng cuối tuần. Nhiều người cứ đến cuối tuần lao vào các môn thể dục với cường độ vận động cao nhưng những ngày trong tuần thì lại bỏ rơi nó.

Bác sĩ Judith S. Hochman, tại trung tâm nghiên cứu tim mạch lâm sàng cho hay: “Điều cần thiết khi tập thể dục là phải chậm và ổn định nếu không nó sẽ làm hại hệ tim mạch nói riêng và sức khỏe nói chung”.

5. Uống quá nhiều rượu bia
Uống rượu bia 

Sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, làm tăng lượng chất béo trong máu và suy tim. Thêm vào đó, lượng calo trong rượu bia sẽ làm cho bạn tăng cân - một trong những mối đe dọa cho sức khỏe tim mạch.

6. Ăn nhiều
Ăn nhiều
 Thừa cân là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch. Cố gắng ăn điều độ, tránh ăn quá khẩu phẩn, hạn chế các đồ uống có đường là giải pháp với những người béo phì.

7. Ăn quá nhiều thịt đỏ
Thịt bò đỏ
 Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa và cũng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư đại trực tràng.

“Lý tưởng nhất là một chế độ dinh dưỡng chỉ có khoảng 10% thực phẩm là từ động vật, 5 khẩu phần rau quả/ngày”, bác sĩ Ostfeld khuyên.

8. Hút thuốc hoặc sống chung với khói thuốc lá
Khói thuốc lá
 Hút thuốc làm máu đặc lại khó tới tim và gia tăng sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Và điều này cũng gặp ở những người sống chung với khói thuốc

9. Bỏ qua các triệu chứng

Nếu bạn có thể leo 4 tầng cầu thang mà thấy không có vấn đề gì, bỗng một ngày bạn cảm thấy hụt hơi tức ngực khi mới leo được 2 tầng - hãy gọi điện ngay cho bác sĩ. Đừng chủ quan nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề nhỏ trong ngày....

10. Ăn mặn
Ăn mặn
 Ăn mặn dễ dẫn đến bệnh cao huyết áp. Hãy ăn nhạt (chỉ nên dưới 2.300mg natri/ngày), đọc kỹ lượng natri có trong các thực phẩm chế biễn sẵn sẵn.

Nếu bị bệnh cao huyết áp, người trên 50 tuổi thì chỉ nên ăn tối đa 1.500mg muối/ngày.

Biết và phòng tránh các thói quen xấu để có 1 trái tim khỏe mạnh.