Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

NHỮNG CÁCH HIỂU SAI VỀ ĐAU LƯNG

Huấn luyện viên riêng - Có đến 80% trong số chúng ta sớm hay muộn cũng bị đau lưng, trong khi những cách hiểu không đúng về căn bệnh này cũng khá phổ biến. Hãy thử điểm qua những gì mọi người nghĩ là đúng về đau lưng nhưng không hẳn vậy.

ĐAU LƯNG

Không muốn đau lưng thì luôn ngồi thẳng
Đồng ý là ngồi cong xuống không tốt cho lưng nhưng nếu ngồi quá thẳng và diễn ra trong một thời gian dài có thể gây ra trạng thái căng thẳng cho vùng lưng. Khi công việc khiến bạn phải ngồi nhiều, mỗi ngày nên dành thời gian vài lần cúi về phía trước với chân vẫn đặt nguyên trên sàn để tạo một đường cong nhẹ, kéo dãn cơ lưng. Tốt hơn là thỉnh thoảng đứng lên để nghe điện thoại hay đọc tài liệu.


Không nâng vật nặng
Cho dù hiển nhiên là mọi người không nên nâng vật gì đó quá nặng so với sức của mình nhưng đau lưng thường không phải do trọng lượng của vật mà do cách nâng thế nào. Khi nâng vật nặng, hãy ngồi ở tư thế xổm, gần với vật sao cho lưng thẳng, đầu ngẩng lên. Khi đứng dậy, hãy dùng chân trụ để nâng vật. Không vặn hay còng người bởi sai tư thế có thể khiến lưng bị tổn thương.


Nghỉ ngơi là cách trị đau lưng tốt nhất
Nghỉ ngơi có thể giảm chấn thương hay căng cơ gây ra triệu chứng đau lưng. Nhưng khoa học không ủng hộ việc nằm lì trên giường bởi vì một, hai ngày nghỉ không làm gì còn khiến cơn đau lưng tồi tệ hơn.


Cứ đau lưng là có chấn thương
Không phải vậy, ngoài chấn thương thì đau lưng còn do rất nhiều nguyên nhân khác như thoái hóa đĩa đệm, bệnh tật, nhiễm trùng, thậm chí là do di truyền.


Gầy sẽ “miễn” đau lưng
Thực tế ai cũng có thể bị đau lưng, trong đó những người quá gầy, chẳng hạn bị rối loạn về ăn uống dẫn đến chán ăn có thể bị loãng xương, dễ gãy xương hoặc cong vẹo cột sống. Cũng lưu ý thêm, đau lưng khá phổ biến với những người quá khổ vì béo phì làm tăng áp lực lên lưng. Trong khi đó, những người béo, cuối tuần hoạt động rất tích cực sau cả tuần ngồi dài cũng dễ bị đau lưng.


Tập thể dục không tốt cho người đau lưng
Đây hoàn toàn là điều phi lý. Tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa đau lưng. Riêng với những người bị chấn thương dẫn đến đau vùng thắt lưng, các bác sỹ có thể gợi ý một chương trình tập luyện ban đầu là các bài tập ở mức vừa, sau đó tăng dần cường độ lên. Một khi cơn đau rút xuống, tập đều đặn có thể phòng ngừa đau lưng tái phát.


Đệm cứng tốt hơn
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha với những người bị đau lưng dai dẳng, không rõ nguyên nhân cho thấy, những ai ngủ trên đệm có độ cứng vừa phải ít bị đau lưng và trì trệ hơn những người nằm trên đệm cứng. Tuy nhiên, cũng tùy theo thói quen cũng như nguyên nhân đau lưng mà mỗi người có nhu cầu dùng loại đệm khác nhau.


Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Những tác hại của việc THỨC KHUYA

Huấn luyện viên riêng - Thức khuya đang là tình trạng chung xảy ra ở hầu hết của giới trẻ hiện nay. Những người thức khuya là những người không ngủ trước 11h đêm, không cần biết họ có ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày hay không. Hành động thức khuya luôn chịu ảnh hưởng của hai yếu tố: khách quan và chủ quan. 

THỨC KHUYA

1. Giảm trí nhớ.

2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.

3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.

4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).

5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.

6. Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.

7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm.

8. Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.

9. Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…

10.
Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. 

UỂ OẢI
 Theo đồng hồ sinh học thì:
- Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.

- Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.