Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

7 điều KHÔNG NÊN LÀM ngay sau khi ĂN TRỨNG

Có một số điều không nên thực hiện ngay sau khi ăn trứng để tránh những tổn hại cho sức khỏe.


1. Không ăn đường

ĐƯỜNG
  
Không nên chế biến trứng cùng với bột ngọt (mỳ chính) là điều mà chắc hẳn rất nhiều người đã biết. Nhưng có thể nhiều chị em không biết rằng trứng không nên nấu chín cùng với đường hoặc không dùng đường ngay sau khi ăn trứng. Ở nhiều nơi thậm chí còn có thói quen chế biến món thịt kho trứng với đường thắng để lấy màu. Trong thực tế, điều này sẽ làm cho protein axit amin fructose trong trứng tiếp hợp với lysine. Chất này khó hấp thu bởi cơ thể, như thế sẽ tạo ra các hiệu ứng y tế bất lợi.

2. Không ăn quả hồng
 
QUẢ HỒNG

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1 – 2 giờ bạn có thể bị nôn mửa. Khi đó cần uống ngay lập tức dung dịch bao gồm 20g muối và 200ml nước sôi. Nếu bạn không nôn, bạn cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ép gừng tươi hòa lẫn với nước ấm. Sau đó bạn vẫn cần phải uống thuốc nhuận tràng để đào thải những chất độc hại trong cơ thể.

3. Không uống sữa đậu nành

Mỗi buổi sáng thức dậy, một số mẹ cẩn thận chuẩn bị bữa sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dinh dưỡng từ sáng sớm nên rất nhiều mẹ chuẩn bị khẩu phần bao gồm trứng chiên và cốc sữa đậu nành. Trẻ cũng thường uống sữa sau khi ăn trứng để làm dịu cơn khát của chúng.
7 điều không nên làm ngay sau khi ăn trứng
SỮA ĐẬU NÀNH

 Trong thực tế, sữa đậu nành có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Sữa đậu nành còn chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người. Nếu ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.

Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.

4. Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ

Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng, nguyên nhân là bởi vì thịt thỏ, thịt ngỗng ngọt, tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

5. Không ăn thịt rùa

Khi ăn trứng có rất nhiều điều cấm kỵ mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Ví dụ như ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa đôi khi không tốt cũng không thích hợp với cách ăn này.

7 điều không nên làm ngay sau khi ăn trứng
TRỨNG

6. Không uống các loại thuốc chống viêm

Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, nhớ không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng.

Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng tương đối đến sự hấp thu và tiêu hóa.

7. Không uống trà


Người dân Việt Nam thường có thói quen uống chè đặc sau bữa ăn .Vì cho rằng nước chè giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hoá. Nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.

Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein tạo thành protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư bất lợi tác động xấu đối với sức khỏe con người.


Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Làm thế nào để TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG?


HỆ MIỄN DỊCH TỐT
Hệ miễn dịch có chức năng thường xuyên giúp chống nhiễm trùng, tạo ra sức đề kháng của cơ thể. Bị nhiễm trùng kinh niên hoặc tái đi tái lại, ngay cả viêm họng, cảm cúm xoàng, đều là dấu hiệu suy yếu sức đề kháng...

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, có sức khỏe có thể làm được mọi thứ. Vì vậy ngay từ bây giờ bạn nên quan tâm đến sức khỏe của bạn nhiều hơn nếu không thì công việc của bạn có làm ra bao nhiêu tiền đi nữa cũng không giúp bạn có được một sức khỏe tốt.

 Muốn gia tăng sức đề kháng, cần chú ý các điều sau đây:

• Trạng thái tâm thần và hệ miễn dịch liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh thần vui vẻ, yêu đời tích cực thì sức đề kháng của hệ miễn dịch tăng cao; và ngược lại, stress, buồn chán, yếm thế làm suy giảm chức năng miễn dịch...
• Ăn uống thiếu chất, suy dinh dưỡng sẽ làm giảm các chức năng chính của hệ miễn dịch.
• Ăn quá nhiều đường, chất ngọt... làm giảm chức năng miễn dịch của hệ bạch cầu.
• Mập phì cũng làm giảm chức năng miễn dịch.
• Uống nhiều rượu, bia và thức uống có cồn khác sẽ ngăn cản tác động miễn dịch chống lại mầm bệnh của các bạch cầu.
• Hít khói thuốc thụ động cũng làm giảm sức đề  kháng của cơ thể.
• Những yếu tố dinh dưỡng cần bổ sung nhất để gia tăng sức đề kháng cơ thể là sinh tố A, C, E, sinh tố nhóm B, kẽm, sắt và selenium.
• Hỗ trợ cho hoạt động của tuyến hung (thymus) - một tuyến quan trọng của hệ miễn dịch - không để thiếu kẽm, sinh tố C và B6.
• Hỗ trợ cho hoạt động của tụy tạng: ăn đủ protein, nhiều rau quả tươi để cơ thể có đủ sinh tố khoáng chất.

Hỗ trợ và nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, là một yếu tố quan trọng để gia tăng sức đề kháng với bệnh tật, giảm thiểu sự nhạy cảm với nhiều mầm bệnh kể cả ung thư, cụ thể như sau:
- Bổ túc dưỡng chất cho hệ miễn dịch: đảm bảo đủ cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, khoảng 200 g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, sữa, trứng, tàu hũ, tôm, sò, ốc...); đủ 200 g rau lá lục đậm với 100 g củ quả màu đỏ, cam, vàng cùng 200 g quả chín tươi các loại.
- Hài hòa trong lao động, thể dục thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí... Nằm nghỉ tại giường khi bị mệt, cảm cúm… Ngủ mỗi ngày ít nhất 7 giờ.
- Khi bị bệnh, ăn uống nhiều chất lỏng: nước xúp rau quả, nước ép trái cây tươi pha loãng thêm 2 phần nước chín, ít đường, xúp, trà dược thảo. Giới hạn đường, bánh mứt kẹo dưới 30 g/ngày.
- Có thể uống thêm mỗi ngày 15 mg kẽm (dưới dạng kẽm gluconat), 500 mg sinh tố C, 2.000 - 5.000 UI sinh tố A hoặc beta caroten.

http://www.thehinhcanhan.com